Ẩm thực Tây Ninh : Thằn lằn núi



(Your Tây Ninh) Khi đã bão hoà với những món ăn thường ngày (thịt bò, heo, gà, cá…), tự nhiên người ta… chán ăn. Trong tình trạng “chán ăn” như vậy, một lần về Tây Ninh, anh bạn tôi rủ đi nhậu lai rai. Trước khi đi, tôi cẩn thận hỏi thực đơn là món gì? Anh bạn nói tỉnh queo: “Thằn lằn núi!”.


Lúc đầu nghe thấy ớn. Có ai xơi thịt thằn lằn bao giờ cha nội? Anh bạn có vẻ tự ái, lùi lũi đưa tới một quán nằm giữa cánh đồng dưới chân núi Bà Đen, có cái tên ngồ ngộ: Sân Cu quán. Trong khi chờ món thằn lằn, tôi hồi hộp dùng trước món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lòng không khỏi lo lắng khi nghĩ đến những con thằn lằn da xanh lét bò loằng ngoằng trong vườn, trên mái nhà ở quê mình ngoài Bắc. Thứ đó chỉ mới thấy mấy cha chơi gà chọi bắt chặt khúc cho các võ sĩ gà ăn tươi, nuốt sống chứ thấy ai ăn bao giờ?


Thằn lằn núi đã được mang lên bàn nhậu. Nhìn những chú chàng bị mổ bụng, chiên giòn để trong dĩa cùng mấy lát cà chua đỏ, rau xà lách xanh rất hấp dẫn. Thịt thằn lằn núi hoá ra… ngon quá chừng. Thơm, giòn, béo… cuốn chung với rau giá lụa, đọt cóc, đọt rau nhái và mấy thứ rau thơm khác chấm mắm me, “đã” vô cùng! Mấy anh bạn nói thứ nầy chỉ có trên núi Bà, đi câu được con thằn lằn núi cũng “trần ai” lắm chớ không dễ dàng gì. Chừng mười năm về trước, thằn lằn núi chưa bị xếp hạng vào món đặc sản, chúng toàn bự gần bằng cườm tay, chỉ một con là ba người “đi” hết hai lít đế. Bây giờ thì chúng không kịp lớn, mới bằng ngón tay cái người lớn là bị bắt đem lên bàn nhậu rồi.

Thằn lằn núi ăn không ngán, thịt nhiều đạm, bổ dương. Khách nơi khác đến Tây Ninh được thưởng thức một lần là nhớ mãi. Tuy vậy, nếu không có biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lý, sợ một ngày nào đó thằn lằn núi sẽ bị tuyệt chủng. Các đệ tử lưu linh sẽ không còn cơ hội thưởng thức món đặc sản trời cho này

Siêu thị Co.opMart Tây Ninh -Siêu thị mua sắm tại Tây Ninh



(Your Tây Ninh) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Thành uỷ, UBND thành phố HCM về việc đẩy mạnh chương trình hợp tác – liên kết kinh tế giữa Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương trong cả nước, đồng thời thực hiện chiến lược phát triển của đơn vị đến năm 2015, Saigon Co.op & SCID đã chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng hệ thống siêu thị Co.opMart tại tỉnh Tây Ninh, một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan… Tây Ninh cũng là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.





Phối cảnh siêu thị Co.opMart Tây Ninh


Lúc 11 giờ sáng nay 8.9.2010, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op (SCID) chính thức làm lễ khởi công xây dựng siêu thị Co.opMart Tây Ninh tại số 576 Cách Mạng Tháng Tám, phường 3, thị xã Tây Ninh (khu đất Xí nghiệp nước đá cũ, gần trụ sở UBND phường 3, Thị xã). Công trình xây dựng Co.opMart Tây Ninh là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ IX và tiến tới chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Siêu thị Co.opMart Tây Ninh được xây dựng trên diện tích đất 6.350m2, quy mô gồm 1 tầng trệt và 2 tầng lầu với tổng diện tích khi đi vào khai thác sử dụng là 5.800m2. Vốn đầu tư xây dựng và các trang thiết bị gần 60 tỷ đồng, bao gồm các ngành hàng kinh doanh và dịch vụ: Siêu thị Co.opMart, khu ẩm thực Co.opMart, khu Games, nhà sách, khu kinh doanh hàng thời trang và các dịch vụ tiện ích khác.

Siêu thị Co.opMart Tây Ninh dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào đầu quý 3 năm 2011, khi đi vào hoạt động đây sẽ là siêu thị Co.opMart thứ 7 tại khu vực miền Đông Nam bộ. Siêu thị Co.opMart Tây Ninh đi vào hoạt động là nỗ lực phấn đấu đưa Co.opMart ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân và góp phần vào sự phát triển cơ cấu kinh tế xã hội tỉnh nhà, Co.opMart không chỉ là nơi mua sắm mà còn là điểm tham quan, vui chơi, sinh hoạt văn hoá của người dân địa phương.

Khởi công xây dựng khách sạn Petroland Tây Ninh

(Your Tây Ninh) Ngày 8 tháng 8 vừa qua, tại thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt nam đã tổ chức khởi công khách sạn Petroland Tây Ninh.

Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam bấm nút khởi công dự án

Đến tham dự buổi Lễ về phía Tỉnh Tây Ninh có các đồng chí Võ Văn Phuông Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh Ủy Tỉnh Tây Ninh, đồng chí Nguyễn Văn Nên – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Tỉnh Tây Ninh cùng đông đảo các lãnh đạo tỉnh, các Sở, Ban, nghành cũng như các đồng chí lão thành cách mạng tỉnh Tây Ninh. Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có đồng chí Vũ Quang Nam, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, đồng chí Vũ Đức Thuận – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam là đại diện cho đơn vị chủ đầu tư và đơn vị thi công dự án.


Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI và là là dự án đầu tư đầu tiên của Tập đoàn dầu khí Việt Nam được triển khai và xây dựng tại Tỉnh Tây Ninh đây là bước hiện thực hóa Chương trình thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký với UBND Tỉnh Tây Ninh vào ngày 07/9/2009.
Dự án do hợp doanh Petroland, PVGas, PVFC và Công ty Cơ khí Tây Ninh là chủ đầu tư. Đơn vị thi công là PVC-SG. Với quy mô 18 tầng Trong đó 05 tầng đế sử dụng công năng kinh doanh các loại hình dịch vụ như : ngân hàng, Nhà hàng Âu - Á, Bar, Karaoke, Game, Trung tâm TDTT, Trung tâm hội nghị … và 13 tầng kinh doanh dịch vụ khách sạn, Với tổng số vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng, đây là công trình có quy mô lớn nhất tỉnh Tây Ninh từ trước đến nay. Dự án được triển khai sẽ là tiền đề cho các dự án tiếp theo mà Tập đoàn đang chỉ đạo các đơn vị thành viên xúc tiến đầu tư tại Tỉnh Tây Ninh.
Sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, ngoài việc sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mà còn thể hiện được sự tăng cường hợp tác toàn diện trên nhiều mặt giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tỉnh Tây Ninh.

Sôi động đờn ca tài tử ở Tây Ninh



(Your Tây Ninh)Đờn ca tài tử là một nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ và có thể xem Tây Ninh là một điển hình cho phong trào đờn ca tài tử đang phát triển hiện nay, với các quán cà phê ca cổ đang nở rộ.

Chỉ tính sơ trên địa bàn thị xã Tây Ninh đã có gần 20 quán cà phê bình dân có phục vụ ca cổ, chưa kể ở các huyện, xã khác. Khách đến quán thưởng thức đờn ca tài tử đa phần là những người thuộc giới lao động nghèo. Ca hay, ca dở không quan trọng, tinh thần văn nghệ là chính. Do cạnh tranh nên các quán đều rất chú ý đến nội dung chương trình, có lịch diễn hẳn hoi theo từng chủ đề. Tối ba, năm, bảy và chủ nhật thì sinh hoạt đờn ca. Những đêm hai, tư, sáu thì mời soạn giả nổi tiếng đến dạy bài bản, nhịp phách cho bất cứ ai muốn học ca cổ, không thu một khoản học phí nào. Quán cà phê nằm trong khuôn viên Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh là một trong những điểm nổi bật được nhiều người tìm đến. Soạn giả Thanh Hiền – Chủ nhiệm CLB đờn ca tài tử thuộc Hội VHNT tỉnh đảm nhiệm vai trò giáo viên chính nên thu hút rất đông người đến xin học hát, có khóa gần cả trăm người đến đăng ký. Các học viên cũng thể hiện tình cảm như những nghệ sĩ (NS) chuyên nghiệp: Để trả công thầy dạy, mỗi tháng mọi người góp tiền mua lễ vật đến cúng bàn thờ tổ khoảng 50.000đ – 100.000đ.

Một không gian đơn sơ, nhưng các “nghệ sĩ” vẫn đàn hát say sưa

Tính đến nay, các quán cà phê – những lò dạy đờn ca tài tử nghiệp dư này đã luyện hơn 1.000 ca sĩ “made in nông dân” cho giới mộ điệu ca cổ của tỉnh Tây Ninh và các vùng lân cận. Đây có thể xem là “lò” đào tạo NS cải lương “miễn phí” cho Đoàn cải lương Tây Ninh. Khi phát hiện giọng ca nào có triển vọng là Đoàn “xin” về đào tạo thêm kỹ năng diễn xuất để tăng cường diễn viên cho Đoàn. Một số người đã đầu quân về Đoàn cải lương Tây Ninh rất thành công như: Hồng Cẩm, Thanh Nhàn, Hồng Tâm, Vũ Thành…

Dù không qua trường lớp chuyên nghiệp nhưng nhờ giao lưu hát thường xuyên nên các ca sĩ miệt vườn ngày càng hát hay và chuyên nghiệp hơn, giành được nhiều giải khi tham gia các cuộc thi trong và ngoài tỉnh. Cụ thể như chị Kim Phượng – ở Long Thành Bắc, Hòa Thành đoạt giải A trong cuộc thi Dòng sông Vàm Cỏ tổ chức ở Long An. Nhóm của chị Xuân Hòa ở Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu đoạt giải ba trong hội thi đờn ca tài tử do huyện Châu Thành tổ chức.

Sự bùng nổ của phong trào đờn ca tài tử ở Tây Ninh, với hơn 100 nhóm, câu lạc bộ đang hoạt động, còn dẫn đến việc khan hiếm nhạc công. Một số nhạc công đã bỏ đàn đi làm rẫy, làm hồ, nay được mời trở lại để phục vụ ở các quán cà phê ca cổ với mức thu nhập 50.000đ/đêm. Cũng vì khan hiếm nhạc công nên một số thanh niên đã thu xếp việc đồng áng rủ nhau đi đăng ký học đàn ở trung tâm văn hóa tỉnh hay ở các “lò” dạy đờn ca tài tử để kiếm việc làm thêm ở các quán ca cổ.

Đức Hộ Pháp - Người sáng lập đạo Cao Đài




(Your Tây Ninh) Ngày mùng 5 tháng 5 năm Mậu Tý ( 2008 ) toàn thể tín hữu đạo Cao Đài khắp nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam đồng hân hoan đón mừng Đại Lễ Giáng Sinh năm thứ 119 của Đức Hộ Pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Cách đây ngót 37 năm, tại Thánh Địa Tòa Thánh Tây Ninh Hiền Tài Nguyễn Long Thành đã bày tỏ cái cảm nghĩ của mình đối với ngày Đại Lễ như hôm nay, nay Ban Tổ Chức chúng tôi xin mượn vài ý chính để nói lên ý nghĩa của buổi Đại Lễ nầy như sau:
Cái gì đã làm nên một Hộ Pháp trong lịch sử đạo Cao Đài để ngày nay hằng mấy triệu tín đồ Cao Đài hết lòng sùng kính và ngưỡng mộ ?
Có thể nói mà không sợ quá lời: Chính tư tưởng, lời nói, đức hạnh, hành động và khí phách của Ngài đã phô diễn ra trong suốt cuộc đời đã làm nên một Hộ Pháp sáng ngời của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Thiết nghĩ, mỗi lần tổ chức lễ Giáng Sinh của Ngài với đầy đủ ý nghĩa là mỗi lần làm sống lại tinh thần của Ngài, thực hiện lời giáo huấn của Ngài, thể hiện tư tưởng của Ngài bằng hành động và nhất là làm cho khí phách anh linh của Ngài bao trùm cả vạn vật. Đó mới đích thực là mục đích chính của buổi lễ mà chúng tôi mong đạt được.
Do đó, nhân dịp nầy, chúng tôi cũng muốn nói lên cái sống của Đức Phạm Hộ Pháp bàn bạc khắp nơi không chút nào cách biệt giữa Đạo và Đời. Nhất là chúng tôi muốn làm sống lại cái tinh thần phục vụ trong sáng cho Đạo, cho Đời, cho tất cả nhơn loại… với mong để người đi sau nối bước.
Như mọi tín đồ Cao Đài đều biết, Đức Chí Tôn đã trục Chơn Thần của Ông Phạm công Tắc để Chơn hồn của Ngự Mã Thiên Quân giáng vào xác thân của Ông Phạm Công Tắc vào đêm 23 tháng 4 năm 1926 và Đức Chí Tôn đặt Ngài vào Phẩm vị Hộ Pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Bắt đầu từ đó , Đức Phạm Hộ Pháp xả thân hành đạo, phổ độ chúng sanh và đã để lại sự nghiệp lớn lao cho Đạo lẫn Đời.
Trong phạm vi hạn hẹp về thời gian của buổi lễ hôm nay, chúng tôi xin được phép kể qua vài nét tổng thể về sự nghiệp mà Đức Ngài đã tạo nên trong thời gian 33 năm 13 ngày , kể cả thời gian hơn 5 năm bị Pháp bắt lưu đày trên đảo Madagasca ở tận Châu Phi.
1/ VỀ PHẦN ĐẠO:
Thử nhìn về quê nhà Tòa Thánh Tây Ninh, chúng ta thấy từ việc xây cất Tòa Thánh, hoặc từ những Đền Thờ, dinh thự để làm các Cơ Sở Đạo, từ những con đường lớn hay nhỏ đến các cầu cống, từ ngôi chợ đến các khu cư dân được tổ chức hết sức qui cũ, từ các Trường Trung Tiểu Học cho đến các Y viện, Dưỡng lão, Cô nhi viện…đâu đâu cũng có những dấu vết với đôi bàn tay của Đức Ngài.
Đó là chưa nói đến sứ mạng của một nền Tân tôn do Đức Chí Tôn khai sáng là đạo Cao Đài, là một tôn giáo chứa đựng đủ các sắc thái bao hàm các giáo lý từ cổ chí kim, tứ Đông sang Tây với chiều hướng: Xưa kia vì nhơn loại chỉ sống tại tư phương của mình, có những nền văn minh khác nhau, có những phong tục tạp quán cũng khác nhau nên Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế từ “ Nhứt bổn tán vạn thù” để dễ dàng giáo đạo. Nay nhơn loại đã hiệp đồng, khoảng cách trên quả đất nầy không còn ngăn cách nữa, do vậy Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế mới gom về một mối “ Vạn thù qui nhứt bổn “ để hiệp nhứt các đức tin vào một Đấng đã tạo ra Càn Khôn Vũ Trụ, lấy Nho Tông Chuyển Thế để sửa đổi xã hội loài người đang trên đà suy thoái về mặt đạo đức hết sức trầm trọng hầu lập nên đời Thánh Đức và nhất là kịp thời cứu rỗi cho toàn nhơn loại vào thời Hạ Ngưon Mạt Pháp nầy.
Với sứ mạng của một Tôn giáo vừa kể trên, Đức Hộ Pháp lãnh lịnh Đức Chí Tôn giữ vững Chơn Truyền và hoằng hóa từ Việt Nam đến khắp nơi trên Thế giới. Công nghiệp của Đức Ngài đối với Đạo quả không đủ lời để nói lên cái thành quả đã gầy dựng nên so với thời gian 33 năm 13 ngày!

2/ VỀ PHẦN ĐỜI:
Mặc dù là vị lãnh đạo Tôn giáo, nhưng Đức Hộ Pháp không thể điềm nhiên ngồi nhìn ngoại bang với mưu đồ dày xéo quê hương và dân tộc Việt Nam. Nhân ngày Đại lễ Vía Đức Chí Tôn năm Đinh Hợi 1947, Đức Hộ Pháp tuyên bố: “ Đừng để ngoại bang xâm nhập vào nội quyền Việt Nam rồi đưa đến cảnh tương tàn, tương sát và làm món hàng cho các cường quốc đổi chác.”
Biết trước mưu đồ chia đôi đất nước của ngoại bang, Đức Hộ Pháp tự nguyện nhận lãnh trách nhiệm làm trung gian cho việc hòa giải giữa hai khối Cộng Sản và Tư Bản đang tranh giành quyền bá chủ, Ngài đề xướng thuyết Trung Lập cho Việt Nam như ở Thụy Sĩ.
Khi được biết ngoại bang có mưu đồ bán đứng Việt Nam trên bàn Hội Nghị Genève, Đức Hộ Pháp liền mở một cuộc họp báo tại Genève lúc 17 giờ ngày 18 tháng 7 năm 1945 để phản đối ngoại bang áp đặt chia đôi lãnh thổ Việt Nam. Tại buổi họp báo nầy, Đức Hộ Pháp đã tuyên bố: “ Nếu Việt Minh và Pháp tuân lịnh ngoại bang chia nước Việt Nam làm hai mà không có sự chấp thuận của toàn dân Việt Nam thì Bần Đạo quyết chống cả hai.”
Trở về Việt Nam, sau chuyến Âu du, tại Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Hộ Pháp gởi một bức Thông Điệp thiết tha kêu gọi những vị cầm quyền Chánh phủ, các nhà lãnh đạo Quốc gia cần nhận định nhiệm vụ một cách sáng suốt hơn. Đối với quốc gia Việt Nam các vị lãnh đạo miền Nam cũng như miền Bắc, Bần Đạo xin các Ông hiến cho một tấm gương sáng về sự đoàn kết. Trách nhiệm của các Ông thật nặng nề, nếu các Ông cứ cố chấp theo đuổi một cuộc chiến tranh lý tưởng Quốc tế đầy dẫy những dục vọng và phe đảng thì các Ông là người có tội với Tổ Quốc và Nhân dân Việt Nam.
Các Ông cầm đầu chánh phủ miền Bắc cũng như miền Nam, các Ông còn ngại gì mà không nêu gương đoàn kết, thành lập một Chánh Phủ Lâm Thời duy nhất, thoát ly mọi ảnh hưởng ngoại quốc với sự tham dự của các phần tử thuộc mọi khuynh hướng chánh trị, tôn giáo hầu tiến tới một cuộc Tổng Tuyển Cử toàn quốc Việt Nam. Toàn dân sẽ ghi công các Ông.
Khi Hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 không được tôn trọng, hoàn cảnh nước Việt Nam lúc bấy giờ trở nên đen tối và dần đưa cuộc chiến Việt Nam càng ngày càng khốc liệt.
Trước cảnh đồng bào bị ngoại bang áp đặt, gây cảnh nồi da xáo thịt, Đức Hộ Pháp phải lưu vong sang Cao Miên vào ngày 16/2 / 1956 để tìm phương gở rối cho thế cuộc. Ngày 26 /3/1956 Đức Hộ Pháp có gởi 2 bức thư cho Chủ Tịch Hồ chí Minh và Tổng Thống Ngô đình Diệm kêu gọi cuộc thi đua Nhân Nghĩa giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. Đồng thời trình bày Bản Cương Lĩnh Hòa Bình Chung Sống, nhưng cả 2 đều không dám ngồi lại với nhau để bàn bạc vì đang chịu ảnh hưởng nặng nề của ngoại bang, cả hai nhà lãnh đạo Nam Bắc không có quyền định đoạt đến vận mạng của dân tộc mình.
Tại Phnom Penh, ngày 17 -5- 1959 nhằm ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi Đức Hộ Pháp qui Thiên và để lại cho nhơn loại một nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do Đức Chí Tôn khai sáng mà Đức Hộ Pháp là người khởi đầu gầy dựng nên một Đại nghiệp cho Đạo. Sự nghiệp của Đức Ngài là sự nghiệp chung của Đạo. Ngoài ra Đức Hộ Pháp không có bất cứ một tài sản nào gọi là riêng tư của Ngài. Cả một cuộc đời chỉ biết dâng hiến cho Đạo và cho Đời. Thật vậy ngay sau khi vừa thoát xác được 3 ngày Đức Hộ Pháp liền giáng cơ cho bài Thài, trong đó với 2 câu kết đủ nói lên tấm lòng của Đức Ngài như sau:
Rồi đây ai đến cầm Chơn Pháp
Tô điểm non song Đạo lẫn Đời.
Tóm lại, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ngoài cương vị Lãnh Đạo trong sáng của một Tôn giáo, Ngài còn là một công dân yêu nước nồng nàn.
Giờ đây, tuy vắng bóng Ngài nhưng đối với người tín đồ Cao Đài luôn luôn hằn sâu trong tâm trí hình ảnh khả kính của Đức Ngài và nhất là mãi mãi để lòng ngưỡng mộ Ngài trong trái tim cùng với Đức Thích Ca Mâu Ni, Đức Chúa Jesus Christ, Đức Khổng Tử, Đức Lão Tử…
Đối với Đạo, Ngài vẫn là Hộ Pháp, vẫn là Thiên sứ của Đức Chí Tôn trong sứ mạng:
Giáng Linh Hộ Pháp Di Đà
Chuyển cây Ma Xử đuổi tà trục tinh.
Và:
Tạo đời cải dữ ra hiền,
Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí Tôn.

Kính thưa quí Quan Khách, quí Đồng Đạo và Đồng Hương,
Trước khi dứt lời, Thay mặt Ban Tổ Chức chúng tôi chân thành cảm ơn về sự hiên diện của chư quí vị đã giúp cho buổi lễ hôm nay tăng thêm phần long trọng, đồng thời chúng tôi cũng thành tâm dâng lời cầu nguyên an lành đến chư liệt vị và bửu quyến.
Nam Mô Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn

Trân trọng kính chào.
Ban Tổ Chức
Đại Lễ Giáng Sinh Đức Hộ Pháp
năm thứ 119 tại hải ngoại

Ảnh Lễ Kỷ Niệm ngày Giáng Sinh thứ 119 của Đức Hộ-Pháp tại Hội Trường Châu Đạo California

Về Tây Ninh ăn ốc núi Bà




(Your Tây Ninh) Ốc núi Bà Đen là một trong những đặc sản vang danh của vùng đất Tây Ninh. Cùng với loài thằn lằn núi, ốc núi Bà là loại động vật đặc hữu, chỉ sinh sống và phát triển ở khu vự núi Bà Đen mà thôi. Ốc núi là một món ăn ngon bổ nhưng vì khí hiếm nên ít được nhiều người biết đến.

Ốc núi Bà Đen có nhiều ở khu vực chân núi Bà, thuộc đia phận huyện Dương Minh Châu. Loài ốc này cực hiếm vì chúng sống trong các hang hóc đá, rất khó phát hiện. Vào mùa mua, ốc bò ra kiếm ăn và sinh sản. Đây cũng chính là mùa săn ốc trong năm. Thức ăn của loài ốc này là lá những loại thảo dược mọc hoang trên núi Bà như cây mã tiền, lá vong núi, đặc biệt là loại thuốc quý tên gọi dân gian gọi là lá Nàng Hai, nên ốc núi Bà Đen còn có tên là ốc Nàng Hai. Cây Nàng Hai là một loại cây thuốc năm, từ lâu được dân gian sử dụng như một loại cây chữa các chứng nhứt mỏi, đau khớp, thống phong, cây vong núi giúp an thần. Con ốc núi ăn lá cây thuốc nên trong người chúng mang đầy vị thuốc, mùi vị rất ngon và bổ dưỡng.
Ốc Núi Bà Đen có hình dạng giống như ốc bươu nhưng mình dẹp và nhỏ ốc. Trôn ốc xoăn thành nhiều vòng.

Khi những cơn mưa cuối mùa rút hạt là mùa săn ốc núi lại bắt nhộn nhịp. Từ buổi sáng sớm, người dân trong vùng đã lục đục kéo nhau lên núi bắt ốc. Buổi sang, ốc núi mò ra khỏi hang đi ăn lá rừng, nên đây là thời điểm thích hợp nhất để bắt ốc.


Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, hấp sả, xào me, xào tỏi tùy theo từng khẩu vị của thực khách. Vị ốc ngọt thanh, có chút hương thuốc quý, ăn vào cảm giác rất đặc biệt.

Do hiếm và quý nên giá thành của loại đặc sản này cũng khá mắc. Trung bình từ 100.000/kg (khoảng 100 con), nên hầu như chỉ có những nhà hàng lớn ở Tây Ninh mới có. Gần đây, số lượng ốc núi giảm một cách đáng báo động do tình trạng săn bắt cạn kiệt vì không có thời gian sinh sản và phát triển. Theo một số thông tin, các nhà khoa học và cơ quan chức năng đã tiến hành nhân giống nhân tạo loài ốc quý hiếm này để đưa vào chăn nuôi diện rộng, nhằm gìn giữ loài ốc quý này.

Khi nào có dịp đến Tây Ninh, tham quan Núi Bà vào mùa ốc, bạn đừng quên thưởng thức món ốc đặc sản này nhé!

Đậm đà hương vị bánh tráng me Tây Ninh

(Your Tây Ninh) Trong hàng chục món bánh tráng thuộc về nhóm quà vặt xuất xứ từ Tây Ninh, bánh tráng me thuộc loại có sức hấp dẫn không cưỡng được nếu đã một lần nếm qua.

Nó không quá đơn giản như chiếc bánh tráng muối ớt cay xé lưỡi hay quá lộn xộn như món bánh tráng trộn, vốn luôn được gia giảm nguyên liệu rất… tùy hứng của các lò bánh, mà đã được người chế biến nâng cấp thành một loại quà rong khá thanh cảnh mà cũng cầu kỳ nhất hạng.














Túi bánh tráng me gồm có một ít bánh tráng đã phơi sương cho dẻo, gấp xếp vuông vắn, vài gói gia vị nho nhỏ gồm muối ớt, bột tôm rang, ớt bột, hành phi, đậu phộng rang giã đôi… và chủ lực là một chút nước me sền sệt, chua chua ngọt ngọt. Trông cầu kỳ và lích kích như một gói mì ăn liền cao cấp.

Người ăn, tùy theo khẩu vị và sở thích của mình có thể tùy nghi gia giảm các gói gia vị để pha chế thành một thứ nước chấm. Sau đó, gỡ từng tờ bánh tráng deo dẻo kia ra và cuốn lại, chấm… cứ thế mà vừa nhai, vừa nuốt, vừa… hít hà! Cái vị chua dịu của nước me chín, cái cay xé của ớt, vị mặn mặn của bánh tráng, của tôm, cái béo giòn của đậu phộng rang… tạo nên một thứ hương vị quyến rũ khó thể nào quên!



Còn một đặc điểm thú vị nữa là không thể nào ăn bánh tráng me.. một mình, cũng chính vì cái sự lích kích đó. Nó hầu như là món “độc quyền” dành cho các… “bà Tám”, đủ kiên nhẫn ngồi tỉ mẩn sửa soạn món ăn và tranh thủ… tán chuyệ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More